Dị ứng nước máy là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra khi nguồn nước không được đảm bảo chất lượng, nước có chứa các thành phần gây kích ứng với làn da gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và viêm loét.
1. Tại sao bị dị ứng nước?
Cho tới hiện tại, nguyên nhân chính xác của dị ứng nước vẫn còn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Có 2 giả thuyết như sau:
-
Dị ứng nước do chất hòa tan trong nước gây ra
Ở một số người, cơ thể không tương thích với một số chất đặc biệt. Khi các chất này xuất hiện trong nước và thẩm thấu vào trong da khi tiếp xúc; hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát ra tín hiệu để ngăn chặn các chất đó và gây ra các biểu hiện dị ứng trên da.
-
Nước phản ứng với chất trong da
Trong trường hợp này, nước không phải tác nhân gây ra dị ứng nước mà chỉ là một chất gián tiếp gây ra phản ứng trên da. Nước tác dụng với chất trên bề mặt da và tạo thành chất độc gây dị ứng da.
2. Điều trị dị ứng nước như thế nào?
Nếu người bị dị ứng tạm thời thì sẽ chỉ diễn ra trong khoảng một vài ngày tới một tuần. Còn đối với những người bị bệnh dị ứng mãn tính với nước thì cần điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Sau đây là một số phương pháp điều trị dị ứng thường gặp:
Các trường hợp bị dị ứng nhẹ thì sử dụng thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Thuốc được bôi trực tiếp vào vùng da đang bị sưng ngứa giúp kháng khuẩn và giảm sưng ngứa nhanh chóng.
Trong một số trường hợp, thuốc bôi ngoài da còn được kết hợp với thuốc uống để tăng hiệu quả chữa bệnh.
3. Điều trị dị ứng nước như thế nào?
Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng histamine cao hơn bình thường. Chính vì thế, người bị dị ứng cần uống các loại thuốc có khả năng kháng lại histamine trong cơ thể như: Clorpheniramin, Dexclorpheniramin hay Hydroxyzine,… Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra phản ứng phụ, gây buồn ngủ đối với người sử dụng.
Đối với bệnh nhân bị bệnh nặng, để cải thiện nhanh chóng tình trạng dị ứng, tiêm thuốc là phương pháp chữa hữu hiệu nhất – tiêm trực tiếp thuốc kháng histamin vào trong cơ thể.
Điều trị bằng quang học là phương pháp có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả ngay sau khi điều trị dị ứng nước. Các bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ tia cực tím A và B để ức chế hoạt động của histamin.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là hiệu quả tạm trong ngày và có thể để lại những ảnh hưởng sau này cho người bệnh.
Sự phát triển rầm rộ của thuốc Tây và các công nghệ chữa bệnh hiện đại không thể làm mai một vài trò của các bài thuốc Đông y bởi nó cũng có những tác dụng hiệu quả đối với người bị dị ứng nước.
Lá cây khế, lá cây ổi, củ gừng, lá tía tô đều là những nguyên liệu được người dân truyền tai nhau về tính kháng khuẩn tự nhiên, có thể sử dụng để đắp trực tiếp lên da hoặc nấu nước tắm điều trị dị ứng trên da. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện và nguyên liệu có thể tìm kiếm ngay tại nhà, không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, độ hiệu quả của thuốc Đông y cũng tùy vào cơ địa của mỗi người.
Ngoài các biện pháp can thiệp bằng thuốc thì các bệnh nhân bị dị ứng nhẹ có thể tự khỏi bằng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Khi phát hiện bản thân bị dị ứng thì người bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước đang sử dụng để không khiến cho bệnh thêm trầm trọng.
Đồng thời, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng lành tính trên da, tránh gãi mạnh vào các vùng mẩn ngứa để tránh xước da, rát da và để lại sẹo.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,… và hạn chế hải sản, thuốc lá, bia rượu, thịt gà, thịt bò,…
-
Sử dụng hệ thống lọc tổng
Nếu như nguồn nước sinh hoạt nhà bạn không đảm bảo, hay đơn giản là bạn dị ứng với clo hoặc một chất xử lý nước còn sót lại thì sử dụng hệ thống lọc tổng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn có khả năng loại bỏ các tạp chất trong nước như kim loại nặng, vi sinh vật, clo dư thừa… nhờ đó nguồn nước sau lọc đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bạn sẽ thoải mái sử dụng nguồn nước phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không lo bị dị ứng.