Thiết bị đồng hồ đo lường áp suất được phân chia thành nhiều loại khác nhau với các tiêu chí riêng. Các loại đồng hồ đo áp suất được bán đa dạng trên thị trường.
Theo đặc điểm cấu tạo, có 5 loại đồng hồ áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay.
1 – Đồng hồ đo áp suất dạng cơ
Đồng hồ áp suất cơ lắp đặt trong hệ thống khí
- Cấu tạo chính của loại đồng hồ áp suất này là một ống cong rỗng nằm trong vỏ đồng hồ. Việc giãn nở theo áp suất sẽ giúp bơm đo lường áp suất.
- Loại đồng hồ này cũng có mức giá thành thấp và được sử dụng rộng rãi.
- Sử dụng cho hầu hết các ứng dụng, các chất đo lường như dầu, nước, gas, khí, hóa chất không ăn mòn,…
Với loại cơ này, chúng ta thường thấy có 2 loại mặt đồng hồ khác nhau là có dầu và không dầu. Cấu tạo đồng hồ cơ cả 2 loại đều tương đồng nhau. Điểm khác nhau là có hay không dầu ở mặt trong đồng hồ.
Đồng hồ áp suất có dầu sử dụng ở các nơi có nhiều rung lắc, tránh cho kim bị rung lắc, gây sai sót khi đo.
2 – Đồng hồ đo áp suất màng
- Đồng hồ đo áp suất dạng màng được sử dụng để đo lường áp suất trong các hệ thống chất có độ nhớt cao (bột giấy, giấy, nhựa, nước thải,…) hoặc các môi trường có tính ăn mòn (Clo, axit,…).
- Cấu tạo đồng hồ đo áp suất này nổi bật nhất là có “màng”. Đồng hồ được thiết kế với màng ngăn cách ly giữa môi trường ưu chất và các bộ phận khác của đồng hồ. Do đó hạn chế được tình trạng nghẹt đường dẫn vào bộ phận đo như các loại đồng hồ thông thường.
Đồng hồ đo áp suất màng được sử dụng ở các hệ thống sản xuất giấy, nhựa, sản xuất hóa chất công nghiệp,…
3 – Đồng hồ áp suất điện tử
- Đồng hồ đo áp suất điện tử là dòng sản phẩm đồng hồ hiển thị giá trị số.
- Sản phẩm có khả năng chống rung và kết quả đo lường chính xác cao
- Cấu tạo chính của loại đồng hồ này gồm bộ phận cảm biến và bộ phận hiển thị kết quả.
- Đồng hồ áp suất loại điện tử thường dùng để đo áp suất nước, khí nén, hiệu chuẩn,… các hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao.
4 – Đồng hồ đo áp suất thấp
- Đồng hồ đo lường áp suất thấp là thiết bị cơ học với bộ phận con nhộng/hộp xếp (capsule) để cảm ứng, đo và hiển thị các giá trị áp suất thấp của một hệ thống.
- Dải đo của loại đồng hồ này thường là dưới 600mbar (tương đương 0.6 bar = 60Kpa = 8.7 psi)
- Đồng hồ áp suất thấp dùng để đo áp suất của khí sạch, không dùng để đo các loại chất lỏng hay khí bẩn
- Thường sử dụng đo khí gas, phòng sạch, các khu vực sản xuất linh kiện điện tử, y tế,…
5 – Đồng hồ áp suất tiếp điểm – 3 kim
Đồng hồ tiếp điểm hay đồng hồ 3 kim là một trong các loại đồng hồ sử dụng để đo áp suất phổ biến hiện nay.
- Đây là loại đồng hồ dùng để đóng cắt tự động cho các thiết bị đã kết nối của hệ thống (máy bơm, máy nén khí, bơm chân không,…).
- Đồng hồ đo lường loại áp suất 3 kim được dùng trong các trạm bơm của nhà máy thủy điện, sản xuất hóa chất, hệ thống xử lý nước thải,…
Cấu tạo đồng hồ đo áp suất này có 3 kim:
+ Màu đen: Giá trị đo thực tế của hệ thống
+ Kim mức áp suất cao (thường là màu xanh): hiển thị giá trị ngưỡng áp suất cao. Khi giá trị áp suất thực tế vượt qua giá trị này, thì tiếp điểm mở ra và tắt các thiết bị kết nối sẵn.
+ Kim mức áp suất thấp (thường là màu đỏ): hiển thị ngưỡng áp suất thấp nhất. Khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị này, tiếp điểm đóng lại để các thiết bị được kết nối khởi động.
Bên cạnh đó, phân loại đồng hồ đo lường áp suất còn dựa theo chất đo lường. Các loại này có thể kể đến như:
- Đồng hồ áp suất dầu (nhớt)
- Đồng hồ áp suất nước
- Đồng hồ đo áp suất khí (không khí, khí nén)
- Đồng hồ áp suất gas
- Đồng hồ đo áp suất chân không…
Bạn nên kết hợp tiêu chí cấu tạo và mục đích đo lường để tìm mua loại thiết bị sử dụng chính xác và hiệu quả nhất.