Với phát triển của công nghiệp hóa, trong những năm gần đây thì đồng hồ đo áp suất ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Trong bài viết Nguyễn Nhâm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin tổng quát về đồng hồ đo áp suất này.
1 – Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất (Có tên tiếng anh là Pressure gauge) hay đồng hồ áp lực hoặc áp kế được hiểu là một thiết bị cơ học dùng để đo áp suất nội tại hay áp suất chân không của các hệ thống như: chất lỏng, khí… Đồng hồ đo áp suất thường được thiết kế có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và vật liệu để đáp ứng đủ các nhu cầu của từng ứng dụng khác nhau.
(Đồ hồ đo áp suất không thể thiết trong công nghiệp)
Nhưng trên thực tế thì loại đồng hồ đo áp suất này còn được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau điển hình: đồng hồ đo áp, đồng hồ áp suất, áp kế, áp suất kế hay đồng hồ áp kế, áp kế đo áp suất, đồng hồ áp lực, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo áp suất hiển thị số, đồng hồ hiển thị áp suất…
2 – Cấu tạo chung của đồng hồ đo áp suất
(Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất cấu tạo rất phức tạp)
Đồng hồ đo áp suất thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:
- Thân đồng hồ: Vỏ ngoài của đồng hồ đo áp suất thường được làm bằng inox không gỉ, có khả năng chống ăn mòn cao trước không khí.
- Mặt đồng hồ: được làm từ chất liệu kính cường lực/ kính thường/ nhựa
- Mặt hiển thị: Là bộ phận dùng để hiển thị các thông số đo của đồng hồ.
- Ống chứa áp suất: thường được dùng cho lưu thể đi vào, vật liệu làm ống chứa thường sẽ giống vật liệu của chân đồng hồ.
- Kim đo: Được kết nối với bộ phận truyền động bên trong, để hiển thị các thông tin số liệu đo được với người dùng.
- Bộ chuyển động: Là một trong những bộ phận đóng vai trò chính cho đo và đưa số liệu cho kim đo để hoạt động.
- Chân đồng hồ: Được thiết kế với nhiều loại kết nối khác như: nối ren, nối bích, nối clamp. Ngoài ra chúng còn có thể lắp trực tiếp vào các đường ống hoặc gián tiếp qua ống siphon.
3 – Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất
Là thiết bị được thiết kế bên trong có một ống dẹt hình dạng dấu hỏi gồm có phần đầu làm kín và liên kết mềm với một đầu của bánh răng. Trong suốt quá trình hoạt động áp suất lưu thể sẽ làm ống co giãn, nhờ sự chuyển động của bánh răng giúp kim đồng hồ sẽ quay và chỉ áp suất tương ứng. Khi đó, nếu áp suất lưu thể yếu không làm ống giãn nở ra được thì kim đồng hồ sẽ quay trở về vị trí lúc đầu.
- Khi có lưu chất đi vào trong ống chứa áp suất, chúng gây ra một lực nhất định tác động lên thành ống.
- Lớp màng của ống chứa co dãn, tác động với bộ chuyển động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang đo.
- Khi đó, ta thu được chỉ số áp suất cần đo.
- Ngoài ra, khi áp suất lưu chất không đủ để cho ống chứa tác động lực thì kim đồng hồ chỉ về vạch số 0. Do vậy, việc chọn dải đo phù hợp để đo là rất cần thiết.
Hiểu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của đồng hồ đo áp suất đang dùng sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa khi có hư hỏng