Nước thải tại các cơ sở y tế, bệnh viện có tính đặc thù. Nếu không được xử lý triệt để sẽ tiềm ẩn rất nhiều về dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan trong cộng đồng. Vì thế, cần phải có các giải pháp giúp xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Nguyễn Nhâm tìm hiểu về quy trình và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện mới nhất nhé.
Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện
Trong nước thải bệnh viện có một lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh. Nếu không được xử lý triệt để mà đã xả thải ra ngoài môi trường sẽ khiến các mầm bệnh lây nhiễm vào hệ sinh thái, đất và nước, dẫn đến những dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.
Trong chất thải y tế có chứa các thành phần chính như: các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, các vi trùng, vi khuẩn có khả năng gây bệnh, các chất rắn lơ lửng, các mầm bệnh có trong mủ, máu, dịch, đờm, phân của bệnh nhân hay các loại hóa chất độc hại, thậm chí có cả chất phóng xạ.
Xem thêm: Hệ thống lọc nước
Tác hại của nước thải bệnh viện
Tác hại đến sức khỏe con người
Các mầm bệnh nguy hiểm có trong nước thải bệnh viện có thể làm lan truyền dịch bệnh như tụ cầu vàng, virus bại liệt,… và nhất là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19.
Nếu con người tiếp xúc hoặc sử dụng nước thải bệnh viện bị ô nhiễm chưa qua xử lý trong sinh hoạt sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao và làm dịch bệnh lan tràn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đời sống kinh tế xã hội.
Con người còn có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, ung thư,… nếu sử dụng nước thải ra từ các cơ sở y tế.
Tác hại đến với môi trường xung quanh
Khi nước thải bệnh viện chưa được xử lý thải ra ngoài môi trường, các cây xanh, sinh vật thủy sinh sẽ phát triển chậm hay thậm chí là chết hàng loạt. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các khu vực lân cận.
Bên cạnh đó, về lâu dài, đất đai sẽ bị nhiễm độc, gây ra nhiều biến đổi trong mục đích sử dụng đất theo chiều hướng xấu. Nếu các con vật tiếp xúc với nguồn đất này và con người tiêu thụ thông qua việc ăn các loại gia súc sẽ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm.
Quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Quy trình xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả được tiến hành qua nhiều bước như sau:
Bể thu gom
Bể thu gom có vai trò thu gom nước thải sinh hoạt. Nó được trang bị lưới lọc rác. Nước từ bể thu sẽ được bơm sang bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể điều hòa với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như ổn định nồng độ trước khi đưa đến các công trình đơn vị phía sau. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Giúp tránh lắng cặn, mùi hôi giảm, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào Bể sinh học kỵ khí.
Bể sinh học kỵ khí
Các chất ô nhiễm sẽ chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải nhờ sự sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.
Bể sinh học thiếu khí
Do chứa nhiều Nitơ và Photpho nên nước thải cần được xử lý khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bể với chức năng chính là chuyển hóa NO3- thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí giúp làm giảm nồng độ nitrat.
Bể sinh học hiếu khí
Bể có chức năng chính là chuyển hóa amoni thành Nitrit và Nitrat.
Trong quá trình hiếu khí sản sinh ra nitrat, một lượng nitrat sẽ tuần hoàn lại bể thiếu khí để tiến hành quá trình khử nitrat, một lượng sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính, được lắng lại tại bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học
Đây là bể tách bùn sinh học khỏi nước sạch. Bùn sẽ lắng xuống đáy của bể lắng và để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết, bùn sẽ được bơm tuần hoàn về bể Aerotank.
Tại bể lắng 2, phần nước trong sẽ tập trung ở bề mặt. Sau đó, nó được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
Với phần bùn dư, nó sẽ được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, còn phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải.
Các đơn vị thu gom bùn sẽ thu mua và tiến hành xử lý lượng bùn dư sau khi tách một phần nước.
Bể Khử trùng
Phần nước trong được thu và dẫn sang bể khử trùng sau một khoảng thời gian. Tại bể khử trùng, tiến hành sử dụng các hóa chất khử trùng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform có trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ AAO là một công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện đại. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí. Nó được áp dụng cho các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại các cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám, phòng nha có quy mô vừa và nhỏ.
Xem thêm: Tổng kho Nguyễn Nhâm – Địa chỉ mua sắm hệ thống lọc nước tổng gia đình an toàn
Tạm kết
Trên đây là quy trình và công nghệ xử lý nước bệnh viện hiệu quả. Hi vọng với những thông tin mà Nguyễn Nhâm cung cấp, các bạn sẽ hiểu hơn về quá trình và công nghệ xử lý nước thải tại các bệnh viện.
Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Hotline: 0399.352.119
Facebook: Tổng kho Nguyễn Nhâm
Địa chỉ: Liền kề 960, dịch vụ 22, KĐT Mậu Lương, Hà Đông, Hà Nội.