- Nước có độ cứng 250 mg/l CaCO3 thì có phải làm mềm nữa không?
- Dùng bao nhiêu lít Cation?
- Khi nào phải hoàn nguyên?
- Mỗi lần hoàn nguyên thì cần dùng bao nhiêu muối?
Đó là những câu hỏi mà Tổng Kho Nguyễn Nhâm nhận được rất rất rất nhiều. Vì thế, hôm nay Nhâm quyết định viết bài này để gửi cho anh em thợ lọc nước, quý đại lý. Hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ có giải pháp xử lý nước phù hợp, hiệu quả, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nước có độ cứng 250 mg/l CaCO3 thì có phải làm mềm hay khử Canxi nữa không?
Theo Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất hiện nay, thì hàm lượng CaCO3 trong nước < 300 mg/l là đạt chuẩn. Đảm bảo an toàn trong sử dụng ăn uống, sinh hoạt.
Tuy nhiên, trong thực tế thì hàm lượng CaCO3 từ 100 mg/l trở lên là bắt đầu sinh cáu cặn, mảng bám trắng trên gương kính, sen vòi và thiết bị vệ sinh. Đối với các thiết bị như nồi hơi, bình nóng lạnh, máy là hơi… sẽ sinh mảng bám dày, gây ăn mòn, thủng, vỡ, hỏng các thiết bị này.
Vì thế, nước có độ cứng 250 mg/l thì không phải làm mềm, không cần khử Canxi nếu chỉ dùng để ăn uống, sinh hoạt thông thường. Nếu cần sử dụng trong công nghiệp, máy nước nóng thì bắt buộc phải làm mềm nước.
Đối với việc sử dụng sinh hoạt thông thường, hàm lượng độ cứng 250 mg/l có thể gây han, ố thiết bị sen vòi, gương kính đắt tiền. Vì thế, có thế cũng nên sử dụng các biện pháp làm mềm nước.
Dùng bao nhiêu lít Cation?
Hạt Cation thường có các thông số như sau:
- Ion trao đổi: Na+
- Cỡ hạt: 0.6 ± 0.05mm.
- Tỷ trọng (g/l): 800.
- Dung lượng trao đổi TEC = 2 eq/L
Căn cứ vào thông số của hạt Cation ta biết được: Hạt có gốc Na+ nên sẽ hoàn nguyên bằng muối ăn NaCl, có thể dùng muối ăn thông thường, không phải là bắt buộc dùng muối Ấn Độ. Tuy nhiên, muối Ấn Độ có hàm lượng NaCl cao tới trên 95% nên sẽ an toàn và tốt hơn muối ăn thông thường.
Chỉ số quan trọng tiếp theo là dung lượng trao đổi TEC. Tùy loại Cation nó sẽ rơi vào khoảng 1,6 đến 2,5 eq/L. Lấy ví dụ; Cation Hàn MC08 có TEC = 2 eq/L.
TEC = 2 eq/L có nghĩa là: giả sử nước chỉ có CaCO3, không có các kim loại nặng khác như: Sắt, Mn, Mg…. Thì 1 lít Cation có thể hấp thụ đến mức bão hòa là 2 mol CaCO3 tương đương với 2 x100 = 200g CaCO3. (Ca=40, C=12, O=16)
Giả sử tiếp,
Trong hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình, công suất lọc là 1000L/h, độ cứng là 250 mg/L ==> 1 giờ sẽ cần phải hấp thụ 250 gam CaCO3.
Nếu gia đình dùng mỗi ngày 2 khối nước/ngày thì mỗi ngày cần lọc 2 giờ và cột lọc sẽ giữ lại 500 gam CaCO3/ngày.
TEC = 2 eq/L, 1 lít Cation có thể giữ lại 200 gam CaCO3
==> Mỗi ngày sẽ bão hòa 500/200 = 2,5 lít Cation ==> 10 ngày sẽ bão hòa 25 lít Cation ==> 20 ngày sẽ bão hòa 50 lít Cation.
Kết luận: Theo lý thuyết thì có thể dùng tối thiểu là 3 lít Cation để làm mềm nước, và sẽ tiến hành hoàn nguyên mỗi ngày 1 lần.
Thực tế, hiệu suất trao đổi ion còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy, khả năng tiếp xúc của nước và các ion Ca++ với hạt Cation. Thông thường, đối với nguồn nước trên, Nguyễn Nhâm thường sử dụng 50 lít Cation.
Khi nào phải hoàn nguyên?
Nếu nước có độ cứng 250, sử dụng 50 Lít Cation có TEC = 2 eq/L thì sau 40 khối nước sẽ bão hòa hết, cần phải hoàn nguyên Cation thì mới có thể dùng được.
Trong thực tế, nước không chỉ có CaCO3, nó còn dư các kim loại khác. Để an toàn, sau 1 nửa thời gian trên, tức là khoảng 10 ngày (tương đương dùng 20 khối nước) sẽ phải hoàn nguyên.
Mỗi lần hoàn nguyên thì cần dùng bao nhiêu muối?
Nguyên tử khối của NaCl = 23 +2×35,5 = 94. Cũng tương đương với CaCO3.
Vì thế, cách đơn giản nhất là: Cation giữ lại bao nhiêu gam CaCO3 thì chúng ta dùng đúng bấy nhiêu muối để hoàn nguyên.
Thực tế, do muối không đạt 100% NaCl và khi hoàn nguyên không đạt hiệu suất 100%. Nguyễn Nhâm khuyên anh em nên dùng lượng muối gấp rưỡi đến gấp đôi yêu cầu.
Cụ thể như trong ví dụ trên. Nước có độ cứng 250, dùng 50 lít cation có TEC = 2 eq/L, mỗi ngày dùng 2 khối nước, sau 10 ngày dùng 20 khối nước. Cột lọc sẽ giữ lại 20.000L X 250 mg/L = 5000 mg = 5kg CaCO3. Vì thế cần dùng 7,5 đến 10 kg muối để hoàn nguyên.
Cần hỗ trợ thêm, quý vị đừng ngại gọi hoặc kết bạn zalo số: 0399.352.119
Trân trọng cảm ơn.
XEM THÊM; CÁCH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LỌC NƯỚC
XEM THÊM; CÁCH CÀI ĐẶT VAN TỰ ĐỘNG, HOÀN NGUYÊN VÀ SỤC RỬA BẰNG VAN CƠ.
P/S. Có một phương pháp làm mềm gọi là làm mềm tạm thời, nó giúp nước cứng không bị cáu cặn. Đặc biệt, không cần hoàn nguyên, không tốn muối, không cần bảo trì, độ bên cao. Đó là thiết bị chống cáu cặn Kalyxx đến từ Thụy Sĩ.