Trong những năm gần đây, cá rồng là loại cá cảnh được đông đảo người chơi thủy sinh ưa chuộng, thậm chí họ còn coi chúng là thú cưng. Đây là một loại cá khó sống cho nên cách nuôi dưỡng chúng cũng rất phức tạp. Vậy làm thế nào để giúp cá rồng sinh trưởng tốt trong môi trường thủy sinh? Hãy cùng Nguyễn Nhâm đi tìm hiểu cách sắp xếp vật liệu lọc bể cá rồng dưới đây.
Hiểu hơn về loại cá rồng
Cá rồng hay còn gọi là cá kim long, một trong những loại cá quý hiếm trên thế giới. Xuất phát từ lá phổi xanh Amazon Nam Mỹ, cá rồng đã trở thành thú cưng yêu thích của nhiều người. Họ quan niệm rằng đây là loại cá mang đến sự may mắn, tài lộc, sung túc cho gia chủ.
Với đặc điểm nhiều xương, thân dẹt và có lớp vảy dày bên ngoài. Thức ăn của cá rồng chủ yếu là thịt và chúng có sự hiếu thắng rất cao. Chúng có thể nhảy vượt lên khỏi mặt nước để săn các con vật trên bề mặt để làm thức ăn. Vậy nên, không gian sống và môi trường sinh trưởng của chúng luôn đòi hỏi tiêu chuẩn cao và khắt khe.
XEM THÊM: CÁCH SẮP XẾP VẬT LIỆU LỌC TRÀN TRÊN DÀNH RIÊNG CHO BỂ CÁ NHÀ BẠN
XEM THÊM: SẮP XẾP VẬT LIỆU LỌC CHO THIẾT BỊ LỌC NƯỚC TỔNG
Cách sắp xếp vật liệu lọc bể cá rồng
Có hai yếu tố tạo nên một con cá rồng đẹp đó chính là giống và điều kiện nuôi dưỡng. Như vậy, để tạo nên một môi trường tốt nhất cho loài cá này, bạn phải chấp nhận đầu tư một khoản lớn. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu thêm bí quyết chăm sóc và nuôi dưỡng thì cá rồng mới sinh trưởng khỏe mạnh. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm cách sắp xếp vật liệu lọc bể cá rồng dưới đây của Nguyễn Nhâm:
Chuẩn bị vật liệu:
- Lựa chọn và lắp đặt hồ cá phù hợp với lượng cá định nuôi nhưng phải có kích thước trên 130cm.
- Tích hợp thêm nắp đậy đi đôi với bể cá, tránh tình trạng cá bật ra ngoài. Đặt bể ở những khu vực yên tĩnh, ít có tiếng ồn và đông người qua lại.
- Mua sẵn các loại vật liệu lọc nước bể cá hiệu quả như: gốm, bùi nhùi, bông, than hoạt tính, san hô, sứ lọc…
- Bố trí chúng vào một hệ thống ở phần đáy và đầu nguồn để làm sạch nguồn nước.
Sắp xếp và bố trí vật liệu:
- Trước khi cấp nước đi vào hệ thống vật liệu lọc, cần làm sạch thô để đảm bảo độ pH luôn ổn định.
- Lắp hệ thống sục khí ở phía trên bể lọc nhằm cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết.
Chia thành 5 ngăn lọc ở phần đáy:
- Ngăn 1: Túi lọc, bông lọc và nham thạch.
- Ngăn 2: Lớp Jmat dày và bùi nhùi
- Ngăn 3: Sứ lọc và gốm
- Ngăn 4: Hạt Kaldnes
- Ngăn 5: Máy bơm và đèn UV
Một số lưu ý khi nuôi cá rồng thủy sinh
Quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cá rồng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không tắt đèn trong bể quá đột ngột, cần lắp đặt hệ thống đèn có nhiều mức độ sáng để dễ điều chỉnh.
- Luôn kiểm soát chỉ số nitrat và amoniac trong phân cá để kiểm tra lại hiệu quả của hệ thống lọc và cấp khí.
- Thay nước 1-2 tuần/ lần và để nước lắng trước 1 ngày mới thay mới hoàn toàn cho cá.
- Thường xuyên kiểm tra độ pH nằm trong khoảng 6,5- 7,5.
Trên đây là cách sắp xếp vật liệu lọc bể cá rồng mà bạn có thể tham khảo cho bể cá thủy sinh của mình. Nếu còn băn khoăn về các phương pháp lọc nước tại gia và cá cảnh thì hãy liên hệ ngay đến Nguyễn Nhâm để được tư vấn miễn phí.
Fanpage: Tổng kho Nguyễn Nhâm
Hotline: 0399.352.119
Địa chỉ: Liền kề 960, dịch vụ 22, KĐT Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.
XEM THÊM: CÓ BAO NHIÊU VẬT LIỆU LỌC HỒ CÁ KOI TRÊN THỊ TRƯỜNG?
XEM THÊM: TOP 4 VẬT LIỆU LỌC HỒ CÁ NHÂN TẠO TỐT NHẤT HIỆN NAY