Dấu hiệu nhận biết
Nước nhiễm sắt thường là nước giếng khoan, mạch nước ngầm yếm khí.
Khi mới hút lên, nước rất trong, nhưng hơi có mùi tanh. Sau một thời gian tiếp xúc với không khí, nước dần chuyển sang màu nâu.
Cách thử rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy nửa thau nước giếng, phơi nắng 30 phút. Nếu nước có màu nâu hoặc nhiều cặn thì nước đó nhiễm sắt nặng. Nước này có thể thử bằng nước chè, nước chè sẽ chuyển màu đen khi gặp nước nhiễm sắt.
Nếu sau 30 Phút mà nước vẫn trong, bạn phơi thêm 1 giờ nữa. Nếu nước bắt đầu có cặn là nước nhiễm sắt cấp độ trung bình. Nếu nước vẫn trong là nước nhiễm sắt nhẹ hoặc không nhiễm sắt.
Cách thử chính xác hơn là bạn dùng bộ kít thử sắt. Đây là bộ kít chuyên dụng để thử nước nhiễm sắt. Bộ kít được các chuyên gia tại Viện Địa Chất nghiên cứu và chế tạo thành công. Độ chính xác rất cao.
Đối với nước nhiễm sắt, dấu hiệu nhận biết đơn giản nữa là: Bể chứa, sàn nhà thường có màu nâu, đỏ sẫm. Quần áo trắng giặt ở nước nhiễm sắt cũng có màu cháo lòng, rất bắt mắt. 😀
Tác hại của nước nhiễm sắt, nhiễm phèn
Tác hại đầu tiên có thể thấy ngay đó là rất mất mỹ quan. Bể chứa, sàn nhà, quần áo đều có màu ố vàng rất mất cảm tình.
Móng tay, móng chân dính nước nhiễm sắt đều có màu sỉn đen rất quê mùa.
Nước nhiễm sắt nếu vào cơ thể cũng gây ra nhiều bệnh tật.
Cách xử lý nước nhiễm sắt
Hệ thống xử lý nước nhiễm sắt nặng thường gồm: Giàn mưa, bể ngưng, bể lọc thô, bể lọc tinh, bể khử mùi, bể chứa nước sạch.
Giàn mưa, bể ngưng.
Tùy vào công suất, giàn mưa có thể làm lớn hay nhỏ. Thông thường, đối với hộ gia đình. Giàn mưa chỉ cần là 1 ống phi 27, bịt đầu và đục lỗ là được.
Bể ngưng cũng tùy vào công suất lọc, thông thường, bể nhỏ nhất là 1 m3.
Bể lọc thô
Gọi là bể nhưng bạn có thể xây bể hoặc dùng cột lọc. Trong bể hoặc cột lọc thô chỉ cần có sỏi và cát thạch anh là được.
Bể lọc tinh
Bể hoặc cột lọc tinh thường chứa các vật liệu lọc là Cát Mangan và hạt Birm.
Bể khử mùi
Bể hoặc cột lọc khử mùi thường chứa than hoạt tính gáo dừa hoặc than Anthracite.
Nên sử dụng bể xây hay cột lọc?
Bể xây
Ưu điểm: Bể xây có ưu điểm là tốc độ lọc vừa phải, lọc thẩm thấu nên nước khá sạch. Chi phí xây dựng rẻ.
Nhược điểm: Tốn nhiều vật liệu, bể xây bị rêu mốc mất vệ sinh. Bể xây tốn nhiều diện tích, chỉ phù hợp với vùng quê, đồi núi.
Một số hệ thống xử lý nước được ưa chuộng nhất năm nay.
Hệ thống xử lý nước nhiễm sắt, Asen cao cấp SLP.201Max
Hệ thống lọc nước giếng khoan SLP-HH301
Hệ thống xử lý nước dùng cột lọc Composite hoặc cột Inox.
Ưu điểm: Tốc độ lọc nhanh, tốn ít vật liệu, nhỏ gọn và sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nguồn nước lọc.
Nhược điểm: Lọc cưỡng bức nên chất lượng nước lọc không bằng lọc thẩm thấu, giá thành cao.
Kết luận: Tùy điều kiện kinh tế và sử dụng bạn sẽ chọn biện pháp xử lý phù hợp. Nguyễn Nhâm sẽ tư vấn kỹ hơn tùy theo mức độ ô nhiễm nguồn nước của từng khu vực, từng gia đình. Cách xây bể lọc hợp lý, cách lắp cột lọc hợp lý, cách xây dựng hệ thống lọc vừa hiệu quả vừa tiết kiệm nhất cho bạn.
Đừng ngại nhấc máy lên và gọi 0399.352.119 hoặc nhắn tin Zalo để Nguyễn Nhâm tư vấn kỹ hơn cho bạn.
Fanpage: Tổng kho Nguyễn Nhâm
XEM THÊM: CÁCH LẮP HỆ THỐNG LỌC NƯỚC