Nitrit có độc không?
Đối với nguồn nước sinh hoạt có nhiễm Nitrit do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vấn đề quan trọng hơn có là chính nó gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây chính là chất độc hại tới sinh vật và con người bởi nó có thể chuyển hóa thành các dạng hóa học có thể gây ung thư cho con người.
Nitrit có tác dụng oxi hóa huyết sắc tốt Hemoglobin trong hồng cầu để hình thành Methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxi cho máu giống như Hemoglobin. Nguy hiểm hơn cả là cơ thể trẻ em không đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở thành hemoglobin, vì vậy ảnh hưởng lâu dài của nitrit sẽ khiến trẻ mắc các bệnh da xanh và nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do trong hệ tiêu hóa của người trưởng thành có khả năng hấp thụ và thải loại Nitrit nên bị ảnh hưởng bởi Methemoglobin hơn.
Nhiễm độc Nitrit
Khi bị ngộ độc Nitrit cơ thể sẽ bị giảm chức năng hô hấp, các biểu hiện như khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư ở người do Nitrit kết hợp với axit a min trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng Nitrosamin đã được tích lũy đủ cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích tụ lâu dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày…
Hàm lượng Nitrit trong cơ thể cao sẽ gây ức chế oxi dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong máu, cơ thể thiếu oxi sẽ bị choáng váng và có thể bị ngất đi khi đang làm việc hay hoạt động khác. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Theo báo QCVN
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu, dân số ngày càng gia tăng, rác thải, nhà máy… Tất cả đang là nguyên nhân làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm nặng nề.
Trong đó, nhiễm Nitrit NO2 là điều nguy hiểm nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết “Nguy hại của Nitrit trong thực phẩm” trên áo An ninh thủ đô để hiểu thêm về vấn đề này. Bài viết: “Hà Nội thừa nhận nước máy bị nhiễm độc…” đã từng gây xôn xao dư luận, tuy nhiên mọi người lại quên ngay và cứ nghĩ nước máy là sạch tuyệt đối.
Nguyên nhân để nước bị nhiễm Nitrit thì có nhiều, như dư lượng phân bón ngấm xuống đất, hòa vào mạch nước ngầm. Hóa thạch, xác chết, trầm tích có sẵn trong lòng đất…
Nước nhà mình có nhiễm Nitrit không?
Có nhiều cách để nhận biết nước nhà mình có nhiễm Nitrit hay không.
- Bạn lấy 1 chai nước gửi lên Viện nghiên cứu, viện sức khỏe, viện nông nghiệp, viện địa chất… Rất nhiều nơi có chức năng xét nghiệm nước.
- Bạn gửi mẫu để Nguyễn Nhâm xét nghiệm nước miễn phí giúp bạn.
- Bạn có thể mua bộ kít thử Nitrit để thử cho người thân, bạn bè của mình luôn. Bạn sẽ trở thành chuyên gia trong mắt mọi người trong 5 phút.
Cách sử dụng bộ kít thử NO2 tại nhà đơn giản:
- Bạn lấy mẫu nước cần thử đến vạch đỏ trên ống thử.
- Bạn cho 1/2 muỗng thuốc thử vào ống thử trên.
- Lắc đều, chờ 5 phút.
- So sánh màu nước với màu trên bảng tương ứng.
- Nếu màu đậm hơn bảng màu, bạn hòa thêm nước tinh khiết (Nước không nhiễm NO2). Hòa thêm nước đến khi nào màu nước bằng với màu đậm nhất trên bảng. Bạn nhân thêm tỉ lệ hòa tan là ra.
Cách xử lý khi nước nhiễm Nitrit
Để xử lý nước nhiễm Nitrit thì có 3 cách cơ bản sau:
Dùng màng lọc RO.
Màng siêu lọc RO công nghiệp. Đây là màng lọc công nghệ Mỹ, nước qua màng lọc RO sẽ là nước tinh khiết, có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của màng lọc RO là có nước thải. Lượng nước thải cũng rất lớn, khoảng 6/4 hoặc 7/3 nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Dùng hệ thống xử lý nước đầu nguồn, kết hợp sục Clo.
Sục Clo, sục Javen hay các chất chứa Clo là biện pháp được dùng nhiều ở nhà máy nước, ở bể bơi… Tuy nhiên, dư lượng Clo cũng khá độc, làm khô da và nhiều tác dụng phụ khác.
Dùng hệ thống lọc tổng sinh hoạt Slanper.
Hệ thống lọc tổng sinh hoạt có ưu điểm là nhỏ gọn, giá thành hợp lý, nước đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện thực tế, phụ thuộc vào nguồn nước nhiễm Nitrit nặng hay nhẹ mà sẽ có biện pháp lọc hợp lý. Đối với trường hợp nước nhiễm Nitrit nặng, cần làm giàn mưa bể ngưng. Sau đó kết hợp các cột lọc chứa Hạt nhựa, Mangan và Cát thạch anh.
Khách hàng nói gì?
Mình không thích dùng hóa chất, mình thích dùng những vật liệu lọc tự nhiên. Cột lọc bên bạn dùng rất ok, Nitrit và Asen đã gần như hết sạch. Cảm ơn các bạn. Chị Thúy – Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Nitrít là một chất rất độc và khó xử lý, trước mình đã thuê một công ty xử lý nhưng không ăn thua. Giờ thì OK rồi, Nitrit không hết hoàn toàn nhưng trong giới hạn cho phép. Anh Chinh – Ga Tía, Hà Nội.
Bạn có thể gọi điện hoặc nhắn tin zalo 0399.352.119 để mình tư vấn thêm.
Fanpage: Tổng kho vật liệu lọc nước Nguyễn Nhâm
PS. Nước nhiễm Nitrit rất khó xử lý ở công suất lớn, đặc biệt là quá trình sử dụng, vận hành thiết bị lọc. Biện pháp hợp lý nhất hiện nay vẫn là dùng máy RO. Nước nhiễm Nitrit thường kèm nhiễm Amoni, Amoni thì cần xử lý hơn vì tác hại của nó lớn và rõ ràng hơn nhiều.
XEM THÊM: Tác hại và cách xử lý nước nhiễm Amoni NH4+.
XEM THÊM: CÁCH LẮP HỆ THỐNG LỌC NƯỚC